Việc in tem mã vạch cho các sản phẩm đã dần trở nên cần thiết. Một số cửa hàng và các shop nhỏ tận dụng máy in a4 thông thường để in tem mã vạch luôn. Đó là 1 cách để tiết kiệm chi phí. Nhưng không hẳn việc sử dụng máy in a4 vào việc in tem mã vạch đã là 1 sự tiết kiệm. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao nó lại không thực sự là tiết kiệm nhé
In tem bằng máy a4 hại cho máy in
Không phủ nhận là việc sử dụng máy in laser a4 cho việc in tem khá là thuận tiện các bạn không cần nhiều máy in.Nhưng về lâu dài thì nó sẽ rất ảnh hưởng đến máy in của bạn.
IN CHẬM: Máy in laser có tốc độ in mã vạch rất chậm, chỉ bằng 1/5 tốc độ của máy in chuyên dụng. Trung bình 10 phút bạn mới có thể in xong một tờ A4. Nếu bạn muốn sử dụng nhanh chóng thì trước khi tiến hành dán mã hàng bạn cần in mã vạch trước đó 1 ngày để đảm bảo được tiến độ của hoạt động.
Kẹt giấy và hỏng Trống Mực : Do giấy in a4 decal khá dầy. Dầy hơn rất nhiều so với giấy in A4 thông thường. Nên trong quá trình in xảy ra hiện tượng không thể quấn giấy, hoặc làm xước " Trống mực " của bạn là chuyện bình thường.
Điều đán lưu ý là giấy in mã vạch này sẽ có một lớp keo dán, khi qua cho vào máy in laser sức nóng của máy có thể làm chảy lóp keo này ra dính vào trống từ, lâu ngày sẽ gây hỏng bộ phận này. Lưu ý cho bạn, nếu bạn đang sử dụng, khi thấy những vệt mực đen nhòe thì nên kiểm tra lại trống từ nhé.
Tem nhãn chất lượng không cao: Tem nhãn được in từ dòng máy in laser này có độ bền rất thấp điển hình như không chịu được nhiệt độ, độ ẩm cao, không tránh được trầy xước do cọ xát khi vận chuyển, không chịu được các loại hóa chất khác... do đó gây bong tróc và mất thông tin ở trên tem nhãn.
Nhu cầu in mã vạch, khối lượng tem nhãn cần in quyết định rất nhiều đến việc bạn nên sử dụng máy in nào để phục vụ cho việc in tem nhãn của mình. Chỉ nên dùng máy in thường như máy in laser, in kim, in phun, trong văn phòng và với số lượng tem cần in ít, để đảm bảo hiệu suất, độ bền cho máy in và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của mình.
Một số dòng máy in mã vạch chuyên dụng giá rẻ
Máy in mã vạch Godex G500 : Đây là dòng máy bán chạy nhất của Godex, thiết kế nhỏ gọn dễ dàng di chuyển và đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Là dòng đời đầu nên máy cực bền, in với tốc độ nhanh ổn định. Giá bán được bán tại Saposhop là 4.890.000đ
Máy in mã vạch TSC TTP 244 Plus : Máy in của hãng TSC hỗ trợ in mã vạch thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, không gây ồn khi in, đặc biệt có độ bền bản in cực tốt, không nhòe, không mờ.
Trên đây là một số lý do không nên sử dụng máy in a4 vào việc in tem nhãn.Bạn có thể nói là nó tiết kiệm. Nhưng nếu mỗi lần bạn phải thay " Trống mực " liên tục như vậy liệu rằng có phải là tiết kiệm hơn không ?