Thiết bị quét mã vạch phải chạm qua các mã vạch cần quét để các cực ảnh đo cường độ ánh sáng và phản xạ lại nguồn sáng tạo ra các bước sóng tương ứng với độ rộng của mã vạch. Sau đó mã vạch sẽ truyền các bước sóng này cho bộ mã hóa và bộ mã hóa tiếp tục chuyển các thông tin này vào máy tính chủ. Sử dụng công nghệ quét mã vạch này thì tốcc độ quét chậm hơn nhưng được cái tiện lợi hơn vì sự nhỏ gọn, dễ di chuyển.
Máy quét mã vạch Laser
Với công nghệ quét bằng Laser, máy đọc mã vạch sử dụng công nghệ này có được tốc độ quét nhanh, nâng cao hiệu suất làm việc. Tốc độ quét cực nhanh từ 100 scan/s đến 3600 scan/s tùy thuộc vào đó là máy quét đơn tia hay đa tia. Loại máy quét này cũng phổ biến hơn CCD nhiều và được sử dụng rộng rãi tại các nước Châu Á nhưng lại không được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu vì yêu cầu về sức khỏeMáy quét mã vạch CCD
Công nghệ quét mã vạch bằng tia CCD hiện có tốc độ quét nhanh và ổn định, đạt hiệu suất công việc cao hơn, đọc tốt các mã vạch nằm trên các mặt không bằng phẳng như chai nước. Khoảng cách đọc tốt nhất của máy quét loại này là từ 3,5 mm đến 40mm tùy độ phân giải của mã vạch dán trên sản phẩm…Ưu điểm của máy quét mã vạch này là có độ bền cao, chống được những va chạm, chi phí rẻ hơn so với máy quét mã vạch công nghệ Laser và còn an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Do đó mà máy đọc mã vạch công nghệ CCD thường được ưa chuộng ở thị trường Châu Âu.
Máy quét mã vạch chụp ảnh
Cơ chế hoạt động của máy quét mã vạch dạng Camera này là dùng camera chụp hình mã vạch sau đó đầu đọc mã vạch sẽ tiến hành phân tích mã vạch đã được chụp lại. Quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn.Nguồn https://barcodevn.vn/
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét